1. Tử viết: “Càn Khôn, Kỳ dịch chi môn da? Càn dương vật dã, Khôn âm vật
dã. Âm dương hợp đức nhi cương nhu hữu thể, dĩ thể thiên địa chi soạn,
dĩ thông thần minh chi đức”
Dịch: Thầy (Khổng) nói: “Càn, Khôn là cửa của Dịch chăng? Còn đại biểu
những vật thuộc về dương, Khôn đại biểu những vật thuộc về âm. Đức (tính
cách) của âm dương hợp với nhau mà hào dương và hào nhu mới có thực
thể, nhân đó mà suy trắc được công việc của trời đất và thông cảm được
đức của thần minh!”
2. Kỳ xưng danh dã tạp nhi bất việt. Ư kê kỳ loại, kỳ suy thế chi ý da?
Dịch: Tên của các quẻ tuy lộn xộn nhưng ý nghĩa (?) không trật ra ngoài
(sự biến hoà của âm dương) khi xét về lời đoán của mỗi quẻ thì Dịch là
mối suy tư (của thánh nhân) trong một đời loạn chăng? (tức của Văn vương
ở thời vua Trụ).
Chú thích: tiết nầy rất tối nghĩa các sách đều chấm câu ở sau chữ
“việt”. Duy Phan Bội Châu là cho câu đi liền tới chữ “loại” rồi mới
chấm. Chữ “loại” mỗi nhà hiểu một khác: Phan Bội Châu không dịch, Chu HI
không giảng, J. Legge hiểu là “bản chất và cách thức” của các lời đoán.
R. Wilhelm hiểu là hoàn cảnh.
3. Phù Dịch chương vãng nhi sát lai, nhi vi hiển (1) triển u; khai nhi (2) đáng danh biện vật, chính ngôn, đoán từ, tắc bị hĩ.
Dịch: Dịch làm rõ cái đã qua mà xét cái sắp tới, làm sáng tỏ cái kín
đáo, mở cái bí mật. (Văn Vương) khai triển hình tượng (hay ý nghĩa),
phân biệt mọi vật đúng với tên của chúng; ngôn được chính, lời đoán được
định rồi, thế là (Kinh Dịch) đầy đủ.
Chú thích: (1) Ba chữ “nhi vi hiển”, ngở là lầm; “vi hiển nhi (triển u)” thì phải hơn.
(2) chữ “nhi” ở đây cũng ngờ là lầm.
Vì hai chỗ đáng ngờ như vậy nên tiết này khó hiểu, mà Phan Bội Châu
không dịch. Chúng tôi dịch theo J. Legge mà J.Legge cũng chỉ đoán phỏng
thôi.
4. Kỳ xưng danh dã tiểu, kỳ thủ loại dã đại, kỳ chỉ viễn, kỳ từ văn, kỳ
ngôn khúc nhi trúng, kỳ sự tứ nhi ẩn, nhân nhị dĩ tế dân hạnh, dĩ minh
thất đắc chi báo.
Dịch: Về sự đặt tên trong Dịch thì tới cả những vật rất nhỏ (hay tầm
thường), mà bao gồm cả những loại rất lớn (nhu thiên địa, âm dương, vũ
trụ)(1), ý nghĩa của Dịch sâu xa mà lời thì văn vẻ, lời (giảng) ngoắt
ngoéo mà đúng sự việc, trình bày rõ ràng mà thâm điểu, u ẩn, nhân lòng
dân có điều nghi ngờ (nhị) mà giúp dân về đức hạnh, (bằng cách) tỏ cho
dân thấy rõ sự báo ứng về việc hỏng hay được (tức hậu quả của hành động
tốt hay xấu).
Chú thích: (1) Câu đầu này R. Wilhelm dịch là: Những tên (để gọi các
quẻ) có vẻ không quan trọng nhưng khả năng áp dụng thì lớn; J. Legge
dịch là: Tên gọi chỉ là vấn đề nhỏ mọn, nhưng các loại sự vật chứa trong
những tên đó thì rộng lớn.
(Chương này tối nghĩa, có chỗ chép lầm, mà ý nghĩa cũng không có gì sâu
sắc, chỉ là xét chung về bản thể, công dụng của Kinh Dịch).
Saturday, February 28, 2015
Chương 5
1. Dịch viết: “xung xung (đồng đồng) vãng lai, bằng tòng nhĩ lai”
Tử viết” “Thiên hạ hà tư hà lự, thiên hạ đồng qui nhi thù đồ, nhất trí nhi bách lự, thiên hạ hà tư hà lự?”
Dịch: Kinh dịch (hào 4 quẻ Hàm) nói: (Trong việc giao thiệp mà) lăng xăng, tính toán có qua có lại với nhau thì những người qua lại với anh chỉ là những người anh nghĩ tới mà thôi” (ý muốn nói số bạn không đông, đoàn thể không lớn được).
Thầy (Khổng) giảng: “đạo lý trong thiên hạ cần gì phải ngẫm nghĩ bằng ý riêng (tư), tính toán bằng mẹo vặt (lự), vì thiên hạ đường đi tuy khác nhau mà qui kết thì y như nhau: tính toán trăm lối mà cuối cùng chỉ tóm vào một lẽ, (lẽ đó là có cảm thì có ứng, ứng lại gây ra cảm), cần gì phải ngẫm nghĩ bằng ý riêng, tính toán bằng mẹo vặt.
2. “Nhật vãng tắc nguyệt lai, nguyệt vãng tắc nhật lai, nhật nguyệt tương thôi nhi minh sinh yên; hàn vãng tắc thử lai, thử vãng tắc hàn lai, hàn thử tương thôi nhi tuế thành yên; vãng giã khuất dã, lai giả thân (1) dã, khuất thân tương cảm nhi lợi sinh yên”.
Dịch: đây vẫn tiếp lời Khổng tử trong tiết trên).
“ (Tỉ như) mặt trời qua thì mặt trăng lại, mặt trăng qua thì mặt trời lại, mặt trời mặt trăng (cảm ứng nhau) xô đẩy nhau mà ánh sáng phát ra; mùa lạnh qua thì mùa nóng lại, mừa nóng qua thì mùa lạnh lại, lạnh nóng (cảm ứng nhau) xô đẩy nhau mà thành ra năm tháng; cái đã qua co rút lại, cái sắp tới đuỗi dài ra, co rút (khuất), duỗi dài (thân), hai cái đó cảm ứng với nhau mà ích lợi mới nảy ra.
Chú thích: (1) chữ 信 ở đây đọc là thân và dùng như chữ 伸 là duỗi.
3. “xích oánh (có người đọc là quặc hay hoạch) chi khuất dĩ cầu thân dã; long xà chi trập dĩ tồn thân dã; tinh nghĩa nhập thần dĩ trí dụng dã; lợi dụng an thân dĩ sùng đức dã.
Dịch: (Cũng vẫn tiếp lời Khổng tử).
“con sâu đo co lại là để rồi duỗi ra: con rồng con rắn nấp (dưới vực, dưới đất) là để giữ mình. (Người quân tử ) tìm hiểu nghĩa lý tới chỗ tinh vị, vào tới được chỗ thần diệu là để có công dụng cực kỳ (mà lập nên sự nghiệp); lợi dụng sự an định tâm thân là để cho đức được cao quí.
4. “quá thử dĩ vãng, vị chi hoặc tri dã; cùng thần tri hoá, đức chi thịnh dã”.
Dịch ; (Cũng vẫn tiếp lời Khổng tử).
(Khi cái đức đã cao quí rồi) từ đó mà tiến lên mãi thì sẽ đạt tới mức mà người thường khó trắc lường được; vì lúc đó đã cực kỳ thần diệu, biết hết lẽ biến hoá rồi, thánh đức đã rất thịnh rồi” (tới đây mới hết lời giảng hào 4 quẻ Hàm của Khổng tử) .
5. Dịch viết: Khốn vu thạch, cứ vu tật lê, nhập vu kỳ cung, bất kiến kỳ thê, hung”
Tử viết: “Phi sở khốn nhi khốn yên, danh tất nhục; phi sở cứ nhi cứ yên, thân tất nguy; Ký nhục thả nguy, tử kỳ tương chi, thê kỳ khả đắc kiến da?”
Dịch: Kinh Dịch (hào 3 quẻ Khốn ) nói: “Như một người) bị khốn vì đá (dằn ở trên – tức hào 4 – coi phần dịch 64 quẻ) mà lại dựa vào cây tật lê (một loại cây gai) (tức hào 2 ở dưới), vô nhà thì lại không thấy vợ (trỏ hào 6 ở trên), xấu” .
Thầy (Khổng) giảng: “Không phải chỗ đáng bị khốn mà mình bị khốn thì danh ắt bị nhục; không phải chỗ đáng dựa mà mình dựa vào thì thân mình tất bị nguy; đã bị nhục lại bị nguy thì sắp chết tới nơi, còn thấy sao được vợ nữa”.
Chú thích: Về nhà không thấy vợ, chỉ có ý muốn nói rằng đã nguy đến cùng cực rồi, dù người thân cũng không cứu mình được. Hào này rất xấu. Coi lại phần dịch quẻ Khốn.
6. Dịch viết: “Công dụng thiệc (1) chuẩn vu cao dung chi thượng, hoạch chi, vô bất lợi”.
Tử viết: “chuẩn giả cầm dã, cung thỉ giả khí dã, thiệc chi giả nhân dã. Quân tử tàng khí ư thân, đãi thời nhi động, hà bất lợi chi hữu? Động nhi bất quát, thí dĩ xuất nhi hữu hoạch, ngữ thành khí nhi động giả dã”.
Dịch: Kinh Dịch (hào 6 quẻ Giải) nói: “Một vị công nhắm bắn cho chim chuẩn ở trên bức tường cao. Bắn được, không có gì là không lợi”.
Thầy (Khổng) giảng: “Chuẩn là một loài chim, cung tên là đồ dùng, kẻ bắn là người. Người quân tử chứa sẳn đồ dùng (tài đức) ở trong mình, đợi thời mà hoạt động, thì có gì mà chẳng lợi? Hoạt động mà không bị chướng ngại thì ra làm tất thành công: ý muốn nói phải có đủ đồ dùng rồi hoạt động (cho đúng lúc)”
Chú thích: (1) Chữ 射 ở đây đọc là thiệc, nhưng có người đọc là xạ. Nghĩa không khác nhau mấy: xạ là thuật bắn mũi tên đi xa, thiệc là nhắm mắt bắn một con vật.
7. Tử viết: “Tiểu nhân bất sỉ bất nhân, bất úy bất nghĩa, bất kiến lợi bất khuyến, bất uy bất trừng. Tiểu trừng nhi đại giới, tiểu nhân chi phúc dã. Dịch viết: “Lý giảo diệt chỉ, vô cữu, “thử chi vị dã”.
Dịch: Thầy (Khổng) nói: “Kẻ tiểu nhân (người tư cách, đạo đức thâp kém) không xấu hổ về điều bất nhân, không sợ điều bất nghĩa, không thấy lợi thì không gắng sức, không thấy cái uy (sự trừng trị) thì không răn mình. Nếu họ mới có tội nhỏ mà bị trừng trị ngay thì biết răn đe mà không mắc tội lớn, đó là phúc cho họ” . Kinh dịch nói: “Ví như mắc chân vào cái cùm mà đứt ngón chân cái (không có tội lớn) (1) là nghĩa vậy”.
Chú thích: (1) câu này là lời hào 1 quẻ Phệ Hạp (một quẻ về hình ngục) có nghĩa là: Mới làm bậy mà bị trừng trị nhẹ ngay (cùm chân chặt ngón chân cái) thì sẽ sợ phép mà sau không làm điều ác nữa, không có lỗi lớn.
8. “Thiện bất tích bất túc dĩ thành danh; ác bất tích bất túc dĩ diệt thân. Tiểu nhân dĩ tiểu thiện vi vô ích nhi phất vi dã, dĩ tiểu ác vi vô thương nhi phất khử dã; cố ác tích nhi bất khả yểm, tội đại nhi bất khả giải. Dịch viết: “Hạ giảo diệt nhĩ, hung.”
Dịch: Không tích lũy được nhiều điều thiện thì không có danh tiếng được, không tích lũy nhiều điều ác thì không đến nỗi bị diệt thân thể. Kẻ tiểu nhân cho rằng một điều thiện nhỏ là vô ích nên không làm, một điều ác nhỏ là vô hại nên cứ làm; vì vậy mà các điều ác cứ tích lũy tới lúc không che giấu được nữa, tội hoá lớn mà không thể tha được. Kinh dịch nói: “Cổ tra vào gông, bị tội cắt tai, xấu” (1)
Chú thích: (1) Câu này là lời hào 6 quẻ Phệ Hạp. Đây là một tội lớn, hình phạt nặng (đeo gông, cắt tai) rồi, cho nên xấu hơn hào 1, mới bị cùm chân và chặt ngón chân cái thôi. Chữ 何 ở đây đọc là hạ nghĩa là vác như chữ 荷.
Tiết này tiếp tiết trên, cũng là lời của Khổng tử.
9. Tử viết: “Nguy giả an kỳ vị giả dã; vong giả bảo kỳ tồn giả dã; loạn giả hữu kỳ trị giả dã. Thị cố quân tử an nhi bất vong nguy, tồn nhi bất vong vong, trị nhi bất vong loạn. Thị dĩ nhân an nhi quốc gia khả bảo dã” dịch viết: “Kỳ vong, kỳ vong, hệ vu bao tang.
Dịch: thầy (Khổng) nói: “Sở dĩ đến nỗi nguy là vì mình chắc giữ yên được vị của mình(1); sở dĩ đến nỗi mất là vì mình chắc bảo tồn được; sở dĩ đến nỗi loạn là vì mình chắc sẽ có cách trị được (ý muốn nói không đề phòng trước). Cho nên người quân tử (người có tài đức, sáng suốt) khi yên ổn thì không quên rằng sẽ có thể nguy; khi vững thì không quên rằng sẽ có thể mất; khi trị thì không quên rằng sẽ có thể loạn. Nhờ vậy mà thân an, nước vững” Kinh Dịch nói: “Có thể mất đấy, có thế mất đấy: Biết lo trước như vậy thì sự nghiệp mình mới vững như buộc vào một cụm dâu( 2) (cây dâu nhiều rễ ăn sâu dưới đất, rất khó nhổ”.
Chú thích: (1) Câu này cũng có người dịch là: “Cái nguy làm cho yên ngôi”, tức: đừng quên cái nguy thì mới giữ yên được cái ngôi. Hai câu sau cũng vậy.
(2) Đây là lời Hào 5 quẻ Bĩ.
10. Tử viết: “đức bạc nhi vị tôn, trí tiểu nhi mưu đại, tiểu nhi nhiệm trọng, tiển bất cập hi”. Dịch viết: “Đỉnh chiết túc, phúc công tốc, kỳ hình ốc, hung” Ngôn bất thăng kỳ nhiệm dã.
Dịch: thầy (Khổng) nói: “Đức mỏng mà ngôi tôn, trí nhỏ mà mưu lớn, sức yếu mà gánh nặng, thì ít khi tránh được (tai nạn). kinh Dịch nói: “chân vạc gẫy, đánh đổ thức ăn của nhà công hầu mà bị hình phạt nặng, xấu” (1) Lỗi đó nói về cái hoạ không gánh nỗi trách nhiệm.
Chú thích: (1) đây là Hào 4 quẻ Đỉnh. Hai chữ “hình ốc 形渥 “chúng tôi theo Phan Bội Châu mà dịch như trên. Cụ cho rằng sách Chu Lễ có chữ “ốc tru” 渥 誅, trỏ một hình phạt nặng.
Các sách khác đều dịch là thân mình bị ướt vấy vì thức ăn tung tóe.
11. Tử viết: “Tri cơ kỳ thần hồ! Quân tử thượng giao bất siểm, hạ giao bất độc, kỳ tri cơ hồ! Cơ giả động chi vi, cát chi tiên kiến giả dã. Quân tử kiến cơ nhi tác, bất sĩ chung nhật, Dịch viết: “giới vu thạch, bất chung nhật, trinh cát. Giới như thạch yên, ninh dụng chung nhật, đoán khả thức hĩ. Quân tử tri vi, tri chương, tri nhu, tri cương, vạn phu chi vọng”.
Dịch: thầy (Khổng) nói: “Biết trước được cái triệu chứng (từ khi mới có dấu hiệu) thì quả là thần diệu. Người quân tử giao tiếp với người trên thì không nịnh, với kẻ dưới thì không nhờn, là biết trước cái triệu chứng vậy. Triệu chứng là cái dấu hiệu đầu tiên rất nhỏ của sự biến động, cát(1) (hay hung) chưa hiện mà đã thấy được. Người quân tử thấy trước triệu chứng mà ứng phó ngay, không đợi cho tới hết ngày. Kinh Dịch nói: “ Chí bền chắc như đá, chẳng đợi tới hết ngày (mà ứng phó ngay), chính đính, bền vững, tốt” (2) Chí bền chắc như đá thì chẳng cần đợi tới hết ngày, vì phán đoán đã rành rẽ rồi (3). Người quân tử biết được lúc còn lờ mờ, lúc đã rõ rệt, biết lúc nào nên nhu, lúc nào nên cương. Vì vậy mà vạn người trông vào mình”.
Chú thích: (1) Có bản thêm chữ “hung” ở đây.
(2) đây là lời Hào 2 quẻ Dự.
(3) R. Wilhelm dịch là : “lời đoán (quẻ) có thể biết được rồi(?).
12. Tử viết: “Nhan thị chi tử kỳ đãi thứ cơ hồ! Hữu bất thiện vị thường bất tri, tri chi vị thường phục hành dã. Dịch viết: “Bất viễn phục vô kỳ hối, nguyên, cát.”
Dịch: thầy (Khổng) nói: “Người con họ Nhan (tức Nhan Hồi) chăng? Nếu anh ấy có lầm lỗi gì thì biết ngay, biết rồi thì không mắc lần thứ nhì nữa (1) Kinh dịch nói: “tuy lầm lỗi nhưng thời gian chẳng xa, trở lại tốt lành ngay, thì không đến nỗi ăn năn lớn; rất tốt (2).
Chú thích: (1) Sách Luận Ngữ, thiên Ung dã, bài 2, Khổng tử khen Nhan Hồi 1 “bất nhị quá”, không mắc một lỗi nào tới lần thứ hai.
(2) đây là lời hào 1 quẻ Phục.
13. Thiên địa nhân huân, vạn vật hoá thuần; nam nữ cấu tinh, vạn vật hoá sinh. Dịch viết: “Tam nhân hành tắc tổn nhất nhân, nhất nhân hành tắc đắc kỳ hữu. Ngôn trí nhất dã”
Dịch: (Có lẽ thiếu hai chữ “tử viết” ở đầu tiết này).
Trời đất (tức âm dương) giao cảm mà vạn vật hoá ra có đủ hình (?) giống đực giống cái kết hợp tinh khí mà vạn vật sinh nó biến hoá.
Kinh Dịch nói: “Ba người cùng đi thì bớt đi một người, một người đi (một mình) thì được thêm bạn” (1) đó là nói về lẽ duy nhất (2).
Chú thích: (1) đây là lời Hào 3 quẻ Tốn.
(2) chúng tôi chưa thấy sách nào giảng câu này cho thông. Chu Hi không giảng. R. Wilhelm không dịch. Chúng tôi dịch gượng như vậy, ngờ rằng tác giả muốn nói luật duy nhất trong vũ trụ là vật gì cũng phải có đôi, đó là điều kiện sinh sinh hoá hoá của vạn vật.
14. Tử viết: “Quân tử an kỳ thân nhi hậu động, dị (1) kỳ tâm nhi hậu ngữ, định kỳ giao nhi hậu cầu. Quân tử tu thử tam giả, cố toàn dã. Nguy dĩ động tắc dân bất dữ dã, cụ dĩ ngữ tắc dân bất ứng dã, vô giao nhi cầu tắc dân bất dữ dã. Mạc chi dữ tắc thương chi giả chí hĩ. Dịch viết: ‘Mạc ích chi, hoặc kích chi, lập tâm vật hằng, hung?
Dịch: thầy (Khổng) nói: “Người quân tử làm cho thân mình được an ổn rồi sau mới hành động (nếu không thì là táo động, nóng nảy, hấp tấp); khiến cho lòng mình bình dị rồi sau mới nói – thuyết phục người khác (nếu không thì là vọng ngữ); làm cho giao tình được bền rồi sau mới yêu cầu (nếu không thì là vụng về, sẽ thất bại). Người quân tử trau giồi ba điều đó nên được trọn vẹn, yên ổn. Nếu ở trong cảnh nguy mà đã vội hành động thì dân không tin mình; còn sợ hãi mà đã vội hành động thì dân không hưởng ứng; giao tình chưa được bền mà đã vội yêu cầu thì dân sẽ từ chối. Không ai biểu đồng tình với mình thì cái hại sẽ tới ngay. Kinh Dịch nói: “Không ai làm ích cho mình mà có kẻ đả kích mình nữa, là vì không giữ được hằng tâm (lòng luôn luôn tốt); xấu (1).
Chú thích: (1) Đây là Hào 5 quẻ Ích.
Tử viết” “Thiên hạ hà tư hà lự, thiên hạ đồng qui nhi thù đồ, nhất trí nhi bách lự, thiên hạ hà tư hà lự?”
Dịch: Kinh dịch (hào 4 quẻ Hàm) nói: (Trong việc giao thiệp mà) lăng xăng, tính toán có qua có lại với nhau thì những người qua lại với anh chỉ là những người anh nghĩ tới mà thôi” (ý muốn nói số bạn không đông, đoàn thể không lớn được).
Thầy (Khổng) giảng: “đạo lý trong thiên hạ cần gì phải ngẫm nghĩ bằng ý riêng (tư), tính toán bằng mẹo vặt (lự), vì thiên hạ đường đi tuy khác nhau mà qui kết thì y như nhau: tính toán trăm lối mà cuối cùng chỉ tóm vào một lẽ, (lẽ đó là có cảm thì có ứng, ứng lại gây ra cảm), cần gì phải ngẫm nghĩ bằng ý riêng, tính toán bằng mẹo vặt.
2. “Nhật vãng tắc nguyệt lai, nguyệt vãng tắc nhật lai, nhật nguyệt tương thôi nhi minh sinh yên; hàn vãng tắc thử lai, thử vãng tắc hàn lai, hàn thử tương thôi nhi tuế thành yên; vãng giã khuất dã, lai giả thân (1) dã, khuất thân tương cảm nhi lợi sinh yên”.
Dịch: đây vẫn tiếp lời Khổng tử trong tiết trên).
“ (Tỉ như) mặt trời qua thì mặt trăng lại, mặt trăng qua thì mặt trời lại, mặt trời mặt trăng (cảm ứng nhau) xô đẩy nhau mà ánh sáng phát ra; mùa lạnh qua thì mùa nóng lại, mừa nóng qua thì mùa lạnh lại, lạnh nóng (cảm ứng nhau) xô đẩy nhau mà thành ra năm tháng; cái đã qua co rút lại, cái sắp tới đuỗi dài ra, co rút (khuất), duỗi dài (thân), hai cái đó cảm ứng với nhau mà ích lợi mới nảy ra.
Chú thích: (1) chữ 信 ở đây đọc là thân và dùng như chữ 伸 là duỗi.
3. “xích oánh (có người đọc là quặc hay hoạch) chi khuất dĩ cầu thân dã; long xà chi trập dĩ tồn thân dã; tinh nghĩa nhập thần dĩ trí dụng dã; lợi dụng an thân dĩ sùng đức dã.
Dịch: (Cũng vẫn tiếp lời Khổng tử).
“con sâu đo co lại là để rồi duỗi ra: con rồng con rắn nấp (dưới vực, dưới đất) là để giữ mình. (Người quân tử ) tìm hiểu nghĩa lý tới chỗ tinh vị, vào tới được chỗ thần diệu là để có công dụng cực kỳ (mà lập nên sự nghiệp); lợi dụng sự an định tâm thân là để cho đức được cao quí.
4. “quá thử dĩ vãng, vị chi hoặc tri dã; cùng thần tri hoá, đức chi thịnh dã”.
Dịch ; (Cũng vẫn tiếp lời Khổng tử).
(Khi cái đức đã cao quí rồi) từ đó mà tiến lên mãi thì sẽ đạt tới mức mà người thường khó trắc lường được; vì lúc đó đã cực kỳ thần diệu, biết hết lẽ biến hoá rồi, thánh đức đã rất thịnh rồi” (tới đây mới hết lời giảng hào 4 quẻ Hàm của Khổng tử) .
5. Dịch viết: Khốn vu thạch, cứ vu tật lê, nhập vu kỳ cung, bất kiến kỳ thê, hung”
Tử viết: “Phi sở khốn nhi khốn yên, danh tất nhục; phi sở cứ nhi cứ yên, thân tất nguy; Ký nhục thả nguy, tử kỳ tương chi, thê kỳ khả đắc kiến da?”
Dịch: Kinh Dịch (hào 3 quẻ Khốn ) nói: “Như một người) bị khốn vì đá (dằn ở trên – tức hào 4 – coi phần dịch 64 quẻ) mà lại dựa vào cây tật lê (một loại cây gai) (tức hào 2 ở dưới), vô nhà thì lại không thấy vợ (trỏ hào 6 ở trên), xấu” .
Thầy (Khổng) giảng: “Không phải chỗ đáng bị khốn mà mình bị khốn thì danh ắt bị nhục; không phải chỗ đáng dựa mà mình dựa vào thì thân mình tất bị nguy; đã bị nhục lại bị nguy thì sắp chết tới nơi, còn thấy sao được vợ nữa”.
Chú thích: Về nhà không thấy vợ, chỉ có ý muốn nói rằng đã nguy đến cùng cực rồi, dù người thân cũng không cứu mình được. Hào này rất xấu. Coi lại phần dịch quẻ Khốn.
6. Dịch viết: “Công dụng thiệc (1) chuẩn vu cao dung chi thượng, hoạch chi, vô bất lợi”.
Tử viết: “chuẩn giả cầm dã, cung thỉ giả khí dã, thiệc chi giả nhân dã. Quân tử tàng khí ư thân, đãi thời nhi động, hà bất lợi chi hữu? Động nhi bất quát, thí dĩ xuất nhi hữu hoạch, ngữ thành khí nhi động giả dã”.
Dịch: Kinh Dịch (hào 6 quẻ Giải) nói: “Một vị công nhắm bắn cho chim chuẩn ở trên bức tường cao. Bắn được, không có gì là không lợi”.
Thầy (Khổng) giảng: “Chuẩn là một loài chim, cung tên là đồ dùng, kẻ bắn là người. Người quân tử chứa sẳn đồ dùng (tài đức) ở trong mình, đợi thời mà hoạt động, thì có gì mà chẳng lợi? Hoạt động mà không bị chướng ngại thì ra làm tất thành công: ý muốn nói phải có đủ đồ dùng rồi hoạt động (cho đúng lúc)”
Chú thích: (1) Chữ 射 ở đây đọc là thiệc, nhưng có người đọc là xạ. Nghĩa không khác nhau mấy: xạ là thuật bắn mũi tên đi xa, thiệc là nhắm mắt bắn một con vật.
7. Tử viết: “Tiểu nhân bất sỉ bất nhân, bất úy bất nghĩa, bất kiến lợi bất khuyến, bất uy bất trừng. Tiểu trừng nhi đại giới, tiểu nhân chi phúc dã. Dịch viết: “Lý giảo diệt chỉ, vô cữu, “thử chi vị dã”.
Dịch: Thầy (Khổng) nói: “Kẻ tiểu nhân (người tư cách, đạo đức thâp kém) không xấu hổ về điều bất nhân, không sợ điều bất nghĩa, không thấy lợi thì không gắng sức, không thấy cái uy (sự trừng trị) thì không răn mình. Nếu họ mới có tội nhỏ mà bị trừng trị ngay thì biết răn đe mà không mắc tội lớn, đó là phúc cho họ” . Kinh dịch nói: “Ví như mắc chân vào cái cùm mà đứt ngón chân cái (không có tội lớn) (1) là nghĩa vậy”.
Chú thích: (1) câu này là lời hào 1 quẻ Phệ Hạp (một quẻ về hình ngục) có nghĩa là: Mới làm bậy mà bị trừng trị nhẹ ngay (cùm chân chặt ngón chân cái) thì sẽ sợ phép mà sau không làm điều ác nữa, không có lỗi lớn.
8. “Thiện bất tích bất túc dĩ thành danh; ác bất tích bất túc dĩ diệt thân. Tiểu nhân dĩ tiểu thiện vi vô ích nhi phất vi dã, dĩ tiểu ác vi vô thương nhi phất khử dã; cố ác tích nhi bất khả yểm, tội đại nhi bất khả giải. Dịch viết: “Hạ giảo diệt nhĩ, hung.”
Dịch: Không tích lũy được nhiều điều thiện thì không có danh tiếng được, không tích lũy nhiều điều ác thì không đến nỗi bị diệt thân thể. Kẻ tiểu nhân cho rằng một điều thiện nhỏ là vô ích nên không làm, một điều ác nhỏ là vô hại nên cứ làm; vì vậy mà các điều ác cứ tích lũy tới lúc không che giấu được nữa, tội hoá lớn mà không thể tha được. Kinh dịch nói: “Cổ tra vào gông, bị tội cắt tai, xấu” (1)
Chú thích: (1) Câu này là lời hào 6 quẻ Phệ Hạp. Đây là một tội lớn, hình phạt nặng (đeo gông, cắt tai) rồi, cho nên xấu hơn hào 1, mới bị cùm chân và chặt ngón chân cái thôi. Chữ 何 ở đây đọc là hạ nghĩa là vác như chữ 荷.
Tiết này tiếp tiết trên, cũng là lời của Khổng tử.
9. Tử viết: “Nguy giả an kỳ vị giả dã; vong giả bảo kỳ tồn giả dã; loạn giả hữu kỳ trị giả dã. Thị cố quân tử an nhi bất vong nguy, tồn nhi bất vong vong, trị nhi bất vong loạn. Thị dĩ nhân an nhi quốc gia khả bảo dã” dịch viết: “Kỳ vong, kỳ vong, hệ vu bao tang.
Dịch: thầy (Khổng) nói: “Sở dĩ đến nỗi nguy là vì mình chắc giữ yên được vị của mình(1); sở dĩ đến nỗi mất là vì mình chắc bảo tồn được; sở dĩ đến nỗi loạn là vì mình chắc sẽ có cách trị được (ý muốn nói không đề phòng trước). Cho nên người quân tử (người có tài đức, sáng suốt) khi yên ổn thì không quên rằng sẽ có thể nguy; khi vững thì không quên rằng sẽ có thể mất; khi trị thì không quên rằng sẽ có thể loạn. Nhờ vậy mà thân an, nước vững” Kinh Dịch nói: “Có thể mất đấy, có thế mất đấy: Biết lo trước như vậy thì sự nghiệp mình mới vững như buộc vào một cụm dâu( 2) (cây dâu nhiều rễ ăn sâu dưới đất, rất khó nhổ”.
Chú thích: (1) Câu này cũng có người dịch là: “Cái nguy làm cho yên ngôi”, tức: đừng quên cái nguy thì mới giữ yên được cái ngôi. Hai câu sau cũng vậy.
(2) Đây là lời Hào 5 quẻ Bĩ.
10. Tử viết: “đức bạc nhi vị tôn, trí tiểu nhi mưu đại, tiểu nhi nhiệm trọng, tiển bất cập hi”. Dịch viết: “Đỉnh chiết túc, phúc công tốc, kỳ hình ốc, hung” Ngôn bất thăng kỳ nhiệm dã.
Dịch: thầy (Khổng) nói: “Đức mỏng mà ngôi tôn, trí nhỏ mà mưu lớn, sức yếu mà gánh nặng, thì ít khi tránh được (tai nạn). kinh Dịch nói: “chân vạc gẫy, đánh đổ thức ăn của nhà công hầu mà bị hình phạt nặng, xấu” (1) Lỗi đó nói về cái hoạ không gánh nỗi trách nhiệm.
Chú thích: (1) đây là Hào 4 quẻ Đỉnh. Hai chữ “hình ốc 形渥 “chúng tôi theo Phan Bội Châu mà dịch như trên. Cụ cho rằng sách Chu Lễ có chữ “ốc tru” 渥 誅, trỏ một hình phạt nặng.
Các sách khác đều dịch là thân mình bị ướt vấy vì thức ăn tung tóe.
11. Tử viết: “Tri cơ kỳ thần hồ! Quân tử thượng giao bất siểm, hạ giao bất độc, kỳ tri cơ hồ! Cơ giả động chi vi, cát chi tiên kiến giả dã. Quân tử kiến cơ nhi tác, bất sĩ chung nhật, Dịch viết: “giới vu thạch, bất chung nhật, trinh cát. Giới như thạch yên, ninh dụng chung nhật, đoán khả thức hĩ. Quân tử tri vi, tri chương, tri nhu, tri cương, vạn phu chi vọng”.
Dịch: thầy (Khổng) nói: “Biết trước được cái triệu chứng (từ khi mới có dấu hiệu) thì quả là thần diệu. Người quân tử giao tiếp với người trên thì không nịnh, với kẻ dưới thì không nhờn, là biết trước cái triệu chứng vậy. Triệu chứng là cái dấu hiệu đầu tiên rất nhỏ của sự biến động, cát(1) (hay hung) chưa hiện mà đã thấy được. Người quân tử thấy trước triệu chứng mà ứng phó ngay, không đợi cho tới hết ngày. Kinh Dịch nói: “ Chí bền chắc như đá, chẳng đợi tới hết ngày (mà ứng phó ngay), chính đính, bền vững, tốt” (2) Chí bền chắc như đá thì chẳng cần đợi tới hết ngày, vì phán đoán đã rành rẽ rồi (3). Người quân tử biết được lúc còn lờ mờ, lúc đã rõ rệt, biết lúc nào nên nhu, lúc nào nên cương. Vì vậy mà vạn người trông vào mình”.
Chú thích: (1) Có bản thêm chữ “hung” ở đây.
(2) đây là lời Hào 2 quẻ Dự.
(3) R. Wilhelm dịch là : “lời đoán (quẻ) có thể biết được rồi(?).
12. Tử viết: “Nhan thị chi tử kỳ đãi thứ cơ hồ! Hữu bất thiện vị thường bất tri, tri chi vị thường phục hành dã. Dịch viết: “Bất viễn phục vô kỳ hối, nguyên, cát.”
Dịch: thầy (Khổng) nói: “Người con họ Nhan (tức Nhan Hồi) chăng? Nếu anh ấy có lầm lỗi gì thì biết ngay, biết rồi thì không mắc lần thứ nhì nữa (1) Kinh dịch nói: “tuy lầm lỗi nhưng thời gian chẳng xa, trở lại tốt lành ngay, thì không đến nỗi ăn năn lớn; rất tốt (2).
Chú thích: (1) Sách Luận Ngữ, thiên Ung dã, bài 2, Khổng tử khen Nhan Hồi 1 “bất nhị quá”, không mắc một lỗi nào tới lần thứ hai.
(2) đây là lời hào 1 quẻ Phục.
13. Thiên địa nhân huân, vạn vật hoá thuần; nam nữ cấu tinh, vạn vật hoá sinh. Dịch viết: “Tam nhân hành tắc tổn nhất nhân, nhất nhân hành tắc đắc kỳ hữu. Ngôn trí nhất dã”
Dịch: (Có lẽ thiếu hai chữ “tử viết” ở đầu tiết này).
Trời đất (tức âm dương) giao cảm mà vạn vật hoá ra có đủ hình (?) giống đực giống cái kết hợp tinh khí mà vạn vật sinh nó biến hoá.
Kinh Dịch nói: “Ba người cùng đi thì bớt đi một người, một người đi (một mình) thì được thêm bạn” (1) đó là nói về lẽ duy nhất (2).
Chú thích: (1) đây là lời Hào 3 quẻ Tốn.
(2) chúng tôi chưa thấy sách nào giảng câu này cho thông. Chu Hi không giảng. R. Wilhelm không dịch. Chúng tôi dịch gượng như vậy, ngờ rằng tác giả muốn nói luật duy nhất trong vũ trụ là vật gì cũng phải có đôi, đó là điều kiện sinh sinh hoá hoá của vạn vật.
14. Tử viết: “Quân tử an kỳ thân nhi hậu động, dị (1) kỳ tâm nhi hậu ngữ, định kỳ giao nhi hậu cầu. Quân tử tu thử tam giả, cố toàn dã. Nguy dĩ động tắc dân bất dữ dã, cụ dĩ ngữ tắc dân bất ứng dã, vô giao nhi cầu tắc dân bất dữ dã. Mạc chi dữ tắc thương chi giả chí hĩ. Dịch viết: ‘Mạc ích chi, hoặc kích chi, lập tâm vật hằng, hung?
Dịch: thầy (Khổng) nói: “Người quân tử làm cho thân mình được an ổn rồi sau mới hành động (nếu không thì là táo động, nóng nảy, hấp tấp); khiến cho lòng mình bình dị rồi sau mới nói – thuyết phục người khác (nếu không thì là vọng ngữ); làm cho giao tình được bền rồi sau mới yêu cầu (nếu không thì là vụng về, sẽ thất bại). Người quân tử trau giồi ba điều đó nên được trọn vẹn, yên ổn. Nếu ở trong cảnh nguy mà đã vội hành động thì dân không tin mình; còn sợ hãi mà đã vội hành động thì dân không hưởng ứng; giao tình chưa được bền mà đã vội yêu cầu thì dân sẽ từ chối. Không ai biểu đồng tình với mình thì cái hại sẽ tới ngay. Kinh Dịch nói: “Không ai làm ích cho mình mà có kẻ đả kích mình nữa, là vì không giữ được hằng tâm (lòng luôn luôn tốt); xấu (1).
Chú thích: (1) Đây là Hào 5 quẻ Ích.
Chương 3 và 4
Chương 3
1. Thị cố Dịch giả tượng dã; tượng 象 giả tượng 像 dã.
Dịch: cho nên Dịch là hình tượng: hình tượng là phỏng theo, là tương tự.
2. Thoán giả tài dã.
Dịch: Thoán (từ) là ý nghĩa của mỗi quẻ. (Có người dịch là tài liệu của mỗi quẻ)
3. Hào dã giả, hiệu thiên chi động giả dã.
Dịch: Hào là phỏng theo các biến động trong thiên hạ.
4. Thị cố cát hung sinh nhi hối lận trứ dã..
Dịch: Cho nên tốt xấu sinh ra mà sự hối tiếc hiện rõ.
(chương này không diễn thêm được ý gì. Bốn tiết có thể gom làm một. Phan Bội Châu bỏ cả chương.)
Dịch: cho nên Dịch là hình tượng: hình tượng là phỏng theo, là tương tự.
2. Thoán giả tài dã.
Dịch: Thoán (từ) là ý nghĩa của mỗi quẻ. (Có người dịch là tài liệu của mỗi quẻ)
3. Hào dã giả, hiệu thiên chi động giả dã.
Dịch: Hào là phỏng theo các biến động trong thiên hạ.
4. Thị cố cát hung sinh nhi hối lận trứ dã..
Dịch: Cho nên tốt xấu sinh ra mà sự hối tiếc hiện rõ.
(chương này không diễn thêm được ý gì. Bốn tiết có thể gom làm một. Phan Bội Châu bỏ cả chương.)
Chương 4
1. Dương quái đa âm, âm quái đa dương,
Dịch : Trong quẻ dương có nhiều âm, trong quẻ âm có nhiều dương.
Chú thích: như các quẻ Chấn, Khảm và Cấn là dương mà đều có hai hào âm, một hào dương; như các quẻ Tốn, Ly, Đoài là âm mà đều có hai hào dương, một hào âm.
2. Kỳ cố hà dã? Dương quái cơ, âm quái ngẫu.
Dịch: Tại sao như vậy? Tại quẻ dương lẻ, quẻ âm chẵn.
Chú thích: Chu Hi giảng: quẻ này dương lẻ vì có 5 nét (5 là số lẻ), như quẻ Khảm có hai hào âm, mỗi hào 2 nét, với 1 g dương, 1 nét, cộng là 5 nét; quẻ âm chẵn vì có 4 nét (4 là số chẵn) như quẻ Ly có 2 hào dương, mỗi hào 1 nét, với 1 hào âm 2 nét, công là 4 nét.
Có người giảng theo luật: “Chúng dĩ quả vi chủ” (coi lại Phần I, chương IV: như quẻ Khảm có 2 hào âm, 1 hào dương thì lấy hào dương, 1 hào âm thì lấy hào âm (ít) làm chủ, cho nên gọi là quẻ âm.
R. Wilhelm giảng một cách khác nữa, rắc rối, tôi không chép lại. (coi sách đã dẫn – tr.337).
3. Kỳ đức hạnh hà dã? Dương nhất quân nhi nhị dân, quân tử chi đạo dã; âm nhị quân nhi nhất dân, tiểu nhân chi đạo dã.
Dịch: Đức hạnh (1) của những quẻ dương và âm ra sao? Trong các quẻ dương có một vua (tức hào dương) và hai dân (tức hào âm) hợp với đạo của quân tử; trong các quẻ âm có hai vua và một dân, đó là “đạo” (thái độ, tư cách) của tiểu nhân (2).
Chú thích: (1) R Wilhelm đọc là hành và dịch đức hành là bản chất và hành động.
(2) Thí dụ theo chu Hi quẻ Khảm 1 hào dương là 1 vua, 2 hào âm là 2 dân; quẻ Ly hai d dương, 1 ha âm là 2 vua, 1 dân. Nhưng ở tiết trên, Chu Hi lấy số nét mà giảng, ở đây lại lấy số hào mà giảng, không nhất trí R. Wilhelm không giảng gì cả. Chương này Phan Bội Châu cũng bỏ trọn.
Subscribe to:
Posts (Atom)